Hà Nội: Khai mạc cuộc thi Khoa học kĩ thuật cho học sinh THPT lần 8 Chia sẻ

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, năm học 2018 - 2019, phong trào nghiên cứu khoa học (NCKH) của học sinh diễn ra ở khoảng 800 trường THPT và THCS toàn thành phố.

Qua hơn 2 tháng tổ chức, Ban tổ chức cơ sở đã lựa chọn giới thiệu gần 300 đề tài, sản phẩm tham gia vòng TP. Đã có 91 đề tài, sản phẩm ở 22 lĩnh vực (trong đó 84 đề tài tập thể, 7 đề tài cá nhân; cấp THCS có 30, THPT có 61) của 175 học sinh đến từ 57 trường tham gia chung khảo cấp thành phố.

Tiêu chí quan trọng nhất trong cuộc thi là chọn ra được ý tưởng sáng tạo, độc đáo và nguyên tắc làm việc khoa học thực sự thể hiện qua sản phẩm của học sinh.

 

57 trường gồm THCS và THPT trên địa bàn Thủ đô tham dự cuộc thi năm nay.
57 trường gồm THCS và THPT trên địa bàn Thủ đô tham dự cuộc thi năm nay.

 

Qua 7 lần tổ chức, cuộc thi HASEF thực sự mang lại ý nghĩa lớn, là nơi khơi nguồn cho nhiều sáng tạo về khoa học, kỹ thuật.

Năm 2012, đề tài “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phụ vụ cho sinh hoạt” của nhóm tác giả học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, đại diện Việt Nam dự thi quốc tế tại Hoa Kỳ và giành giải Nhất lĩnh vực kỹ thuật Điện và Cơ khí…

Cuộc thi lần thứ 8 này, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn những đề tài, dự án tham dự cuộc thi quốc gia và quốc tế.

 


Học sinh Trường THCS Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang giới thiệu về sản phẩm.

Học sinh Trường THCS Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Hà Nội) đang giới thiệu về sản phẩm.

 

“Công tác NCKH và tổ chức cuộc thi VIEF quốc gia có tác dụng đến đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Qua đó, góp phần hình thành tính năng động, sáng tạo, khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết vào thực tế của học sinh, tiếp cận chương trình, sách giáo khoa mới theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Kết quả cuộc thi những lần trước cho thấy, không chỉ học sinh ở TP mà ở các huyện, vùng ngoại thành, cũng có thể tham gia dự thi và đạt giải cao. Điều này có ý nghĩa rất lớn, xóa dần khoảng cách giữa giáo dục nông thôn và thành thị.

Kết quả các đề tài, dự án cho thấy ưu thế của học sinh chuyên - là cơ sở để tăng cường đầu tư thiết bị, thí nghiệm hiện đại, tạo điều kiện cho các em sớm tham gia NCKH, tiếp cận con đường khoa học chân chính và cống hiến”, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhấn mạnh.

Theo dantri.com.vn

 

Chia sẻ