Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013



Thực tế nhiều nhà trường thấy học sinh cứ lên lớp mà không biết chữ là cho học sinh đó vào những đối tượng học sinh hoà nhập hoặc học sinh khuyết tật, mặc dù chưa biết các em khuyết tật ở chỗ nào!… Và vì các nhà trường mất bao công sức xoá học sinh yếu mà vẫn không xoá được.

Thường thì những học sinh nào học yếu ngay từ những lớp đầu cấp, thì suốt những năm học sau cũng học yếu dần, và cả quá trình đi học hầu như đều học yếu. Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh học yếu, mặc dù đã nhiều năm theo học chữ? Muốn tiếp thu được tri thức, trước tiên phải biết chữ, nếu không biết chữ thì việc học là hoàn toàn vô nghĩa. Hiện nay nhiều nhà trường cứ cho học sinh lên lớp tràn lan (kể cả học sinh học yếu) cũng được lên vì thành tích chung của nhà trường. Vậy những học sinh học yếu, chưa đạt các yêu cầu trong học tập vẫn cứ thế là những đối tượng yếu kém trong những năm học tới và là những đối tượng mà bao nhà trường, bao giáo viên phải mất bao nhiêu công sức, thời gian để xoá học sinh yếu mà có xoá được đâu!

Việc cho học sinh lên lớp tràn lan sẽ không những không xoá được học sinh yếu mà ngày càng sản sinh ra càng nhiều học sinh yếu. Vì học lớp dưới đã yếu, giờ cho lên lớp trên với lượng kiến thức càng ngày khó hơn, dung lượng lớn hơn thì liệu những đối tượng học yếu có theo kịp không? Hay là càng ngày lại càng yếu hơn!

Vì ngay từ đầu ngôn ngữ là công cụ trực tiếp để tiếp thu tri thức, cho nên nếu học hết lớp 1 mà chưa biết đọc – viết, thì có lẽ là tương lai là mù chữ cả đời, học yếu ở lớp 1 thì những năm học tiếp, việc học lớp trên sẽ là gánh nặng. Vậy nhà trường muốn xoá học sinh yếu thì phải tập trung xoá ngay từ gốc đó là lớp 1. Nếu cần thiết thì cho học sinh học lại một năm để xoá yếu chứ không thể lên lớp 2 khi chưa biết đọc, biết viết (học yếu). Nhiều nhà trường năm nào cũng lo xoá học sinh yếu mà không thể xoá hết và không biết nguồn chính là học sinh học yếu ngay từ lớp 1! Nếu cắt được nguồn này thì sẽ hạn chế tối đa học sinh yếu, tiết kiệm cho nhà trường, xã hội bao nhiêu công sức và chi phí.

Việc tiếp thu tri thức, rất nhiều học sinh gặp nhiều khó khăn. Vậy ngay từ đầu không chỉ nhà trường mà gia đình không thể lơ là, mà các bậc làm bố, làm mẹ phải thực sự làm bạn cùng con, giúp con, chia sẻ việc học với con, hướng dẫn con khi gặp khó khăn và thường xuyên động viên con trong việc học. Nói chung phải kiểm soát việc học của con mình ngay từ đầu, (nhất là ở lớp 1) thể hiện sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc xã hội hoá giáo dục.

Vậy muốn xoá học sinh yếu một cách tối đa (đạt hiệu quả cao), thì chúng ta nên làm ngay từ gốc (lớp 1) chứ không phải như cách mà xưa nay các nhà trường chúng ta thường làm!

Chia sẻ